trang http://androidromupdate.com/get-link-fshare/ Get link nhanh chóng nhất

Khoá học Thương mại điện tử free

Đánh giá:
5/5 - (2 bình chọn)
Phát hành:
Phiên bản:
KHOÁ HỌC MIỄN PHÍ
Lượt tải:
1
Ngày:
26/08/2024
Yêu cầu:

GIỚI THIỆU

5/5 - (2 bình chọn)

Người người mua sắm online, nhà nhà mua sắm online đã và đang là xu hướng của thị trường thời gian gần đây. Theo đà phát triển, Thương mại điện tử đang ngày càng bành trướng và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.

Thương mại điện tử làm gì? Thương mại điện tử là ngành gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Tổng quan ngành thương mại điện tử

Thương mại điện tử không chỉ là việc thực hiện các giao dịch qua mạng mà còn là việc trao đổi mua bán các dịch vụ, hàng hóa, thông tin, thanh toán online và một loạt các hoạt động khác trên các nền tảng số. Không chỉ có trên website thương mại, thương mại điện tử còn diễn ra qua các ứng dụng di động, mạng xã hội và nhiều nền tảng trực tuyến khác.

Xuất hiện từ những năm 1960 nhưng phải đến những 10 năm gần đây thương mại điện tử mới thực sự bùng nổ tại thị trường Việt Nam, giúp kích cầu nên kinh tế mua bán giao thương trở nên mở rộng và đáp ứng được nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa ngày càng nhiều cả trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, những cái tên thành công nhất, thống trị ngành Thương mại điện tử phải kể đến như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và gần đây bùng nổ với cái tên Tiktok. 

Thương mại điện tử có tên tiếng anh là: Electronic commerce

thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử là gì? Ngành thương mại điện tử thi khối nào?

Thương mại điện tử (TMĐT) là hình thức kinh doanh trên nền tảng trực tuyến, áp dụng tính năng của công nghệ thông tin và internet để thực hiện những hoạt động mua bán, thanh toán trên nền tảng online.

Vậy ngành thương mại điện tử thi khối nào? Tính đến nay, tổ hợp xét tuyển ngành TMĐT rất đa dạng, bao gồm:

Khối A00: Toán, Lý, Hóa
Khối A01: Toán, Lý, Anh
Khối A09: Toán, Địa lý, GDCD
Khối B00: Toán, Hóa, Sinh
Khối C00: Văn, Sử, Địa
Khối D01: Toán, Văn, Anh
Ngoài ra, còn một số trường cũng xét tuyển khối C04, C14, C15, C20, D07, D90,… bạn nên truy cập website của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Lợi ích thương mại điện tử mang lại cũng như thách thức

Thương mại điện tử đem lại nhiều điều hay ho cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Đầu tiên, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền chi phí duy trì cửa hàng trưng bày cũng như phí thuê nhân viên và các chi phí phát sinh. Việc thương mại điện tử phát triển giúp các cửa hàng có thể phục vụ được đa dạng tệp khách hàng ở phạm vi rộng, thậm chí có thể gửi hàng cho những người mua ở nước ngoài với chi phí rẻ hơn nhiều so với trước đây. Với các nền tảng thương mại điện tử với vô vàn các mặt hàng, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm 1 điểm bán hàng với giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của mình nhất. Điều này chính là điểm nổi bật nhất mà thương mại điện tử mang lại, ngồi nhà cũng có thể mua sắm khắp cõi mạng. 

Dù vậy,  cũng có không ít khó khăn mà thương mại điện tử mang lại so với các hình thức mua bán truyền thống. Trên không gian mạng, thông tin của người dùng cực kì dễ bị đánh cắp hoặc bị lừa , bị giả mạo thông tin. Ngoài ra, trên một môi trường số không có thật, người tiêu dùng vẫn khá e ngại việc xuống tiền mua 1 sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm có giá trị cao. Đây chính là thách thức lớn cho các nhà bán hàng trong việc tạo dựng niềm tin với khách hàng, đặc biệt là những nhà bán hàng mới gia nhập thị trường, chưa có nhiều uy tín, tên tuổi. 

Bên cạnh đó, việc chính phủ chưa có các quy định rõ ràng về các nền tảng thương mại điện tử cũng khiến cho cả người mua lẫn người bán hoàng mang. Như sự kiện gần đây truy thu thuế các các cá nhân làm Tiktok Affiliate cũng khiến nhiều người lâm vào cảnh khó khăn đóng thuế khi trước đó không hề biết đến quy định này, nhiều người phải nộp thuế lên tới tiền tỉ khiến nhiều cá nhân bức xúc.

Các mô hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay

Mô hình B2C (Doanh nghiệp đến Người tiêu dùng)

Mô hình B2C là kiểu phổ biến nhất trong thương mại điện tử, nơi các doanh nghiệp bán trực tiếp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng. Những trang web như Amazon, Lazada và Tiki là những ví dụ điển hình cho mô hình này. Doanh nghiệp thường áp dụng các chiến lược marketing trực tuyến để hút khách hàng và tăng doanh thu.

Mô hình B2B (Doanh nghiệp đến Doanh nghiệp)

Trái lại với B2C, B2B lại là nơi các doanh nghiệp trao đổi và mua bán với nhau nguyên vật liệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Alibaba là một trong số các nền tảng nổi tiếng nhất trong lĩnh vực B2B, kết nối nhà sản xuất và nhà cung cấp trên toàn cầu.

Mô hình C2C (Người tiêu dùng đến Người tiêu dùng)

Khác hẳn so với 2 mô hình trên, C2C lại là hình thức kém phổ biển hơn nhưng lại tồn tại từ lâu, đó chính là sự trao đổi mua bán giữa những người tiêu dùng với nhau. Các trang như eBay và Chợ Tốt ở Việt Nam là ví dụ điển hình cho mô hình này. Mô hình C2C thường dựa vào sự tin tưởng giữa người mua và người bán, vì vậy, đánh giá và phản hồi từ khách hàng cực kỳ quan trọng.

Xu hướng tương lai trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cải thiện việc sử dụng trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang được áp dụng nhiều hơn trong lĩnh vực thương mại điện tử để nâng cao trải nghiệm người dùng. AI có thể phân tích dữ liệu từ khách hàng, dự đoán các xu hướng tiêu dùng và cá nhân hóa quá trình mua sắm. Việc sử dụng chatbots để hỗ trợ khách hàng cũng trở nên phổ biến hơn.

Thương mại điện tử trên di động

Với sự phát triển mạnh mẽ của smartphone, thương mại điện tử trên di động đang trở thành một xu hướng cực kỳ quan trọng. Nhiều doanh nghiệp đang tối ưu hóa trang web cho thiết bị di động và phát triển ứng dụng di động để phục vụ khách hàng tốt hơn. Thanh toán qua di động ngày càng trở nên thông dụng, giúp người tiêu dùng dễ dàng giao dịch ở mọi lúc, mọi nơi.

Kết nối với mạng xã hội

Mạng xã hội hiện nay là một kênh không thể thiếu trong thương mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp đang tận dụng các nền tảng như Facebook, Instagram và TikTok để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ. Tính năng mua sắm trực tiếp trên mạng xã hội giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy sản phẩm và thực hiện giao dịch ngay lập tức.

ứng dụng mô hình điện tử
Ứng dụng mô hình điện tử trong đời sống hiện nay

Một số điều cần nhớ

Chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp

Khi bắt đầu kinh doanh online, việc chọn đúng nền tảng thương mại điện tử là cực kỳ quan trọng. Có nhiều nền tảng khác nhau như Shopify, WooCommerce hay Magento, và mỗi cái đều có điểm mạnh cũng như điểm yếu riêng. Nên xem xét kỹ lưỡng nhu cầu của mình trước khi quyết định nhé.

Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Để thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử, bạn cần tạo ra một chiến lược marketing thật tốt. Điều này bao gồm việc xác định đúng đối tượng mục tiêu, chọn kênh truyền thông phù hợp và tối ưu hóa nội dung để thu hút khách hàng. Sử dụng SEO, quảng cáo trả tiền và marketing qua email cũng là những cách hay để tăng cường độ nhận diện thương hiệu đấy.

Đảm bảo an toàn thông tin

Bảo mật thông tin là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong thương mại điện tử. Các doanh nghiệp cần đầu tư vào các biện pháp bảo vệ để giữ an toàn cho thông tin cá nhân và tài chính của khách hàng. Việc sử dụng chứng chỉ SSL, mã hóa dữ liệu và các giải pháp bảo mật khác là rất cần thiết để xây dựng lòng tin với khách hàng nhé.

Thương mại điện tử là xu hướng, tuy nhiên đã là xu hướng sẽ có nhiều người cạnh tranh. Nếu muốn thành công với lĩnh vực này, chúng tôi khuyên bạn hãy tìm hiểu thật kĩ về nền tảng cũng như tìm hiểu sâu luật quy định cho thương mại điện tử để tránh những thất bại không đáng có.

Nên học logistics hay thương mại điện tử

Nhìn chung thì Logistics là ngành học tập trung vào các hoạt động vận chuyển, lưu kho và quản lý hàng hòa, Thương mại điện tử tập trung vào các hoạt động kinh doanh và tiếp thị trực tuyến. Quyết định nên học Logistics hay thương mại điện tử phụ thuộc vào định hướng nghề nghiệp và sở thích cá nhân của bạn, hãy suy nghĩ thật kỹ và tìm hiểu các thông tin liên quan đến hai chuyên ngành này để có sự lựa chọn đúng đắn.

Nên học Logistics hay Thương mại điện tử dễ xin việc hơn là băn khoăn của rất nhiều bạn sinh viên, lý do bởi đây là hai ngành cực HOT và có cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp cho bạn những định hướng nghề nghiệp thiết thực nhất, từ đó dễ dàng đưa ra lựa chọn nên học ngành Thương mại điện tử hay Logistics nhé!

Khoá học Thương mại điện tử free